Ý nghĩa tranh phong thủy

Cập nhật: 2019-10-22 17:01:37
Lượt xem: 127

Tranh Phong Thủy trước đây ít hoặc chưa từng xuất hiện ở Việt Nam, nhưng ở Trung Hoa, cái nôi của nghệ thuật Phong Thủy thì đã rất thịnh hành. Tranh Phong Thủy là một loại tranh được thiết kế đặc biệt cho ngành Phong Thủy. Bởi vì ngoài tác dụng trang trí, nó còn có tác dụng điều hòa sinh khí, mang lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng cho căn nhà, đồng thời chấn tà khí, xua đuổi những điềm dữ, điềm hung. Sở hữu những bức tranh Phong Thủy trong nhà, gia chủ vừa cảm thấy an tâm để làm ăn, lại có thêm những tác phẩm nghệ thuật giúp ngôi nhà trở nên quyến rũ và hấp dẫn hơn.

Để hỗ trợ cho công việc, không ít doanh nhân đã lựa chọn những vật khí phong thủy – những vật được coi là mang lại tài lộc, thành công cho chủ nhân. Và những vật khí mà doanh nhân lựa chọn thường là chuông gió, con vật linh thiêng, pha lê, thủy tinh, thuyền vàng, rồng, tiền xu, tranh phong thủy, đá quý, Ngê, Kỳ Lân, Rùa, Cây tài cây lộc …  

1. Tranh Sơn thủy

Kinh sách nói “Núi quản nhân đinh, nước quản tài lộc”, tranh sơn thủy có cả núi và nước, có thể chủ sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi, tài lộc hanh thông.

Nếu là tranh phong cảnh nước, tất chủ vượng tài, có lợi với việc làm ăn buôn bán, nếu là tranh phong cảnh núi, tất chủ vượng đinh, có lợi đối với sức khỏe của mọi người trong nhà.

Tranh sơn thủy còn tạo cho người ta cảm giác ấm áp yên lòng, có tác dụng an thần, tĩnh tâm, có thể khiến người ta có cảm giác nguyện vọng của mình sẽ nhanh chóng đạt được.

Tranh sơn thủy lấy cảnh tượng tự nhiên làm chủ thể, còn có thể mang lại cho mọi người trong gia đình cảm giác ấm áp, hòa thuận.

Tranh sơn thủy

2. Tranh Hoa sen

Chỉ duy nhất loài sen mới hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học - nhân sinh cao quý, biểu tượng cao quý của phẩm cách.

Đạo Phật lấy hoa sen làm Phật đài. Vì sao bông hoa sen sinh trưởng trong ao hồ bùn nước kia lại được xem làm một biểu tượng linh thiêng, cao quý nhường ấy?

Trong muôn vàn các loài hoa với bao hương sắc lộng lẫy, quyến rũ và sự thực, nếu chỉ xét theo cái nhìn thông thường thì có không ít loài hoa thơm hơn sen về hương, đẹp hơn sen về sắc.

Sen bắt đầu ủ mầm trong bùn đất, mà là ở vị trí cực cách bức, tối khuất, nhơ bẩn và từ vị trí đó sen nở mầm kiên nhẫn vươn lên.

Phật giáo lấy hoa sen làm Phật đài, biểu tượng tinh thần về 5 điều cơ bản:

1) Tính vô nhiễm: Sen mọc lên từ chốn tối tăm bùn lầy hôi tanh mà sen không bị vương bẩn.
2) Tính thanh lọc: Khi cây sen lớn lên, sinh sôi nẩy nở thì sẽ làm cho dòng nước nơi đó trở nên trong mát.
3) Tính thuỳ mị của mùi hương: Hương sen toả lên một mùi thơm thanh khiết, không quá nồng nàn, ngào ngạt.
4) Tính thuần khiết: Bông hoa sen từ khi nở tới lúc tàn không hề bị một loài ong bướm nào tới đậu lấy nhụy.
5) Tính kiên nhẫn: Cây sen từ lúc nẩy mầm trong bùn đất, ở đáy nước cho tới lúc vươn lên trên mặt nước rồi xoè lá, trổ hoa là cả một quá trình sinh trưởng kiên nhẫn lớn lao.

Trong thế giới thảo mộc, các loài hoa không có loài nào phải chịu đựng sự gian khó của hoàn cảnh sống đến vậy. Và ở điểm này sen còn hàm chứa ý nghĩa tốt đẹp, là sinh trưởng trong bùn tối nên sen đã tránh không phải cạnh tranh vị trí sống với loại cây nào.

Ngoài năm lẽ cơ bản về phẩm chất - tinh thần sống trên, sen còn có thêm những giá trị cao quý vô lường khác. Như hạt sen có thể cất giữ hàng trăm năm khi gieo vẫn nẩy mầm như thường. Và đời sống của sen còn thể hiện nên 3 tầng sống riêng biệt, là trong bùn tối; vươn lên khoảng trong sạch là dòng nước; rồi cuối cùng vươn lên khoảng hư không, lên với bầu khí quyển và vầng mặt trời. Quan niệm nhà Phật xem đó như biểu trưng cho 3 tầng sống là cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Cây sen trải qua 3 tầng sống đó khi nở hoa xem như sư đạt ngộ, giải thoát ...

Trong Phong Thủy, hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, sự hoàn hảo cuối cùng bởi sen là loài hoa mọc trong bùn nhơ nhưng luôn thanh cao, tinh khiết. Biểu tượng của nhà Phật, của thế giới Phật Pháp Vô Biên chính là hoa sen. Sử dụng tranh sen có tác dụng điều hoà khí vượng, tăng cường những nguồn năng lượng về sức khoẻ cho ngôi nhà, giúp gia chủ gỡ bỏ mọi ưu phiền, để tĩnh tâm, an hưởng hạnh phúc.

Tranh hoa sen

3. Tranh Hoa mẫu đơn

Với vẻ đẹp của hoa mẫu đơn, người đời ví đây là biểu tượng của phú quý, trong các dịp khai trương, người ta hay tặng nhau tượng hoặc tranh mẫu đơn để chúc nhau ngày càng phú quý, giàu sang …

Hoa mẫu đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu.

Theo phong thủy, mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng, là biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng và sắc đẹp. Trong thế giới của các vật phẩm phong thủy, hoa mẫu đơn được gọi là vật phẩm cho phú quý, tình duyên.

Nếu như ta cắm một bình hoa mẫu đơn tươi thắm ở phòng khách sẽ làm cho căn phòng thêm rạng rỡ hơn và đem lại sự suôn sẻ trong công việc cho gia chủ. Đặt tranh hoa mẫu đơn tại cung tình duyên (Tây-Nam) trong phòng ngủ là một việc rất đáng làm!

Tranh hoa mẫu đơn

4. Hoa cúc

Hoa Cúc là một trong bốn loại hoa quyền quý trong văn hóa Trung Hoa. Hoa Cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Trong Phong Thủy, nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời, nó cũng mang đến may mắn cho căn nhà.

5. Hoa Hướng Dương

Trong văn hóa Trung Hoa, hoa Hướng Dương tượng trưng cho sự chung thủy, quân trung, hiếu nghĩa vì hoa Hướng Dương luôn hướng thẳng về phía mặt trời. Chính vì thế nó mang tới cho căn nhà một màu vàng ấm áp, nguồn năng lượng tốt đẹp, thắp sáng những nơi u tối, tạo cảm giác ấm áp và không khí tươi vui tràn đầy sức sống, góp phần mang lại những điều tốt đẹp cho các mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt là giữa bố mẹ và con cái.

 

6. Hoa đào

Hoa đào là loại hoa nở khi mùa xuân về. Hoa đào tượng trưng cho cuộc sống, cho ước vọng hạnh phúc, cho niềm vui và sự yên ấm. Anh đào thường được sử dụng với ý nghĩa mang lại sự khởi đầu, sự tươi mới và trong trắng. Anh đào tượng trưng cho cung tình duyên, nhưng cũng vẫn được sử dụng như một phương thức hoá giải phong thuỷ đối với sức khoẻ.

7. Hoa Hồng

Theo phong thủy, hồng là màu của tình yêu vô điều kiện, trong khi trắng là màu của sự khởi đầu. Nếu bạn tặng người yêu quý bức tranh với những bông hồng, là báo hiệu tình yêu tuyệt vời của người chiến thắng hay cố gắng bảo vệ thành quả, ước mong sóng gió mãi mãi qua đi, để tình yêu được bền vững.

8. Tranh Mã đáo thành công

Tranh Mã Đáo Thành Công là một món quà ý nghĩa, thường được mừng, tặng trong các dịp: khai trương, quà biếu sếp, mừng tân gia, quà tặng đối tác kinh doanh, quà tặng sự kiện, khởi công, … mang ý nghĩ như món quà may mắn.

Ngựa là con vật trung thành nhất, không những thế ngựa còn là hình ảnh của sự kiên nhẫn, sự bền bỉ, lâu dài, sự may mắn mang lại tài lộc, ngựa đứng hàng thứ 7 trong 12 địa chi. Nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Thời xưa đánh giặc hay đi làm ăn, phương tiện duy nhứt để đi nhanh nhất là ngựa. Thời đó mổi lần đi xa là một chuyện rất gian nan, đi nhiều tháng hoặc nhiều năm mới quay về. Vì vậy “Mã Đáo” mang ý nghĩa: may mắn quay về.

Ngựa xuất hiện trong tranh như là biểu tượng của sự mau chóng và thành đạt. Ngựa là hình ảnh của sự trung thành, kiên nhẫn, sự may mắn mang tài lộc. Ngựa phi nước đại còn gọi là lộc mã đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh. Bức tranh có chủ đề phổ biến nhất là Mã Đáo Thành Công thể hiện một bầy ngựa có tám con đang phi nước đại gió bụi mịt mù. Sở dĩ bức tranh có tám con ngựa bởi vì số 8 "Bát" 八 đọc theo Hán cùng một âm với chử “Phát” là phát đạt. Ngựa phi trong gió cũng có ý là con ngựa đó khỏe mạnh.

Tranh bát mã phi nước đại tượng trưng cho sao bát bạch rất vượng khí đem lại nguồn tài lộc rất lớn. Dùng cho những người hay đi xa, chuyến đi thành công tốt đẹp. Trong đầu tư kinh doanh thì nó mang lại lợi lộc lớn cho chủ nhân. Tranh Mã Đáo Thành Công đặt ở phòng làm việc hoặc phòng khách, hướng ngựa quay đầu chạy vào trong nhà.

Bình thường tám con ngựa chạy về ý là tám con đều cùng một chí hướng, đó là ý nghĩa nguyên thủy của các tranh thời xưa: "mạnh dạn dồn hết nhiệt huyết, tiến về một hướng để đạt mục đích". Ngày nay, tranh Mã Đáo Thành Công được vẽ thêm chi tiết khác bình thường. Đó là có một con trong bầy quay đầu lại là điểm nhấn cho bức tranh thêm sống động. Con quay đầu thường ở vị trí giữa thứ tư hoặc thứ năm hay con đầu đàn, không khi nào là con cuối đàn, ý khuyến khích hay cổ vũ đồng đội tiến lên để đạt mục đích.

Ý nghĩa câu “Mã Đáo Thành Công” tượng trưng cho sự tốc chiến tốc thắng. Và tranh Mã Đáo Thành Công làm quà khai trương tương tự như là “Khai trương Hồng Phát”.

Nguyên ý câu “Mã Đáo Thành Công” là: “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công”. Có nghĩa: Cờ phất (làm hiệu) chiến thắng, ngựa quay về (báo tin) thành công. Năm 1789, sau khi đánh tan quân Thanh, vua Quang Trung đưa quân vào thành, mùng 5 tết mừng xuân. Để báo tin thắng trận, vua đã cho người mang một cành đào, cưỡi ngựa truyền qua các trạm ngày đêm chuyển cành đào về cho công chúa Ngọc Hân. Đó cũng là Mã Đáo Thành Công.

Trong phong thủy, Mã Đáo Thành Công thường dành tặng những người mới bắt đầu làm ăn buôn bán, mới khai trương hoặc những người đang trên đường lập công danh. Những người được tặng tranh này, một khi đã thành công, thì không được đem tặng lại, làm mất, làm hư hủy bức tám con ngựa đó.

Mã đáo thành công

9. Tranh Thuận buồm xuôi gió

Tranh Thuận buồm xuôi gió là những món quà rất ý nghĩa đối với mỗi doanh nghiệp, cá nhân khi được tặng bức tranh” thuận buồm xuôi gió” – với ý nghĩa mọi việc đều thuận lợi, trôi chảy, xuôi chèo mát mái … cũng như những doanh nghiệp khi xâm nhập thị trường nước ngoài rất mong mọi điều đều thuận lợi, như con thuyền xuôi gió khi ra biển lớn.

Tranh Thuận buồm xuôi gió là bức tranh may mắn cho những ai sở hữu nó. Làm việc gì cũng tiện và buôn gì cũng thành công ! Tranh thích hợp để mừng tân gia Đại Kiết và Khai trương đại lợi và thành công !

 Thuận buồm xuôi gió

10. Tranh Cá

Thuật Phong Thuỷ bắt nguồn từ Trung Hoa, nơi người dân có truyền thống tín ngưỡng tôn thờ tự nhiên. Sự tôn kính tự nhiên được cụ thể hoá qua những biểu tượng thường gắn với cuộc sống đời thường.

Tranh cá

Người Trung Quốc coi những biểu tượng này như là đại diện trực quan của tình cảm thiêng liêng của họ. Họ tin rằng những biểu tượng này nếu có sự kết hợp với những con số nhất định thì có thể mang đến sự giàu sang, thịnh vượng, sung túc, bình an và hoà hợp.

Cuộc sống hiện đại mang lại nhiều tiện nghi nhưng lại tách biệt con người ra khỏi giới tự nhiên. Tuy vậy, thật đáng mừng là khi đời sống được nâng cao, con người cũng có ý thức hơn trong việc nghiên cứu những vấn đề nhằm nâng cao chất lượng sống và thuật Phong Thuỷ vì thế vẫn không ngừng phát triển.

Sẽ thật khó để có thể đòi hỏi một không gian sống gần gũi với thiên nhiên ở những thành phố lớn, nhưng khó không có nghĩa là không thể. Chỉ cần một thác nước nhân tạo nho nhỏ đặt ở ngoại thất, một bể cá xinh xắn ở phòng khách sẽ đưa bạn về với thiên nhiên tươi đẹp.

a. Cá chép
Một biểu tượng chiếm vị trí quan trọng trong thuật Phong Thuỷ đó là những chú cá, đặc biệt là cá chép. Cá đại diện cho sự giàu sang, phú quý bởi ngay trong tiếng Hán thì cá đã mang ý nghĩa của sự sung túc.

Tranh cá chép

Theo quan niệm phương Đông, cá chép tượng trưng cho sức khỏe và tài lộc. Trong đường quan lộ, cá chép là biểu tượng của sự thăng tiến, công danh. Treo tranh cá chép ở nhà riêng hay văn phòng sẽ mang tới cho nguồn bạn tài lộc dồi dào. Trong kinh doanh, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm khi nó thường bơi ngược dòng nước, cộng với đức tính bền bỉ và sự cố gắng dẻo dai, đã có thể vượt Vũ môn để hóa Rồng, nên người ta còn coi cá chép như một hiện thân của Rồng, con vật linh thiêng cao quý.

Một món đồ trang trí Phong Thuỷ thường gặp đó là cá chép ngậm đồng tiền, cá chép ngậm ngọc, 9 cá chép bên lá sen, đây được xem là món đồ mang lại may mắn và có thể được sử dụng để đặt trong văn phòng hoặc tại nhà bạn.

b. Cá rồng

Cá rồng

Cá rồng (Arowana) là một loài cá rất được ưa chuộng hiện nay. Nếu như bạn đang tìm kiếm sự may mắn, hạnh phúc và phú quý thì đây chính là loài cá bạn nên nuôi. Tốt nhất là bạn nên nuôi một chú cá rồng trong bể kính cỡ lớn hoặc nếu không có điều kiện thì một chú cá đúc bằng kim loại mạ vàng hay một bức tranh cá rồng cũng không phải là sự lựa chọn tồi.

c. Cá chép Nhật

Cá chép Nhật (Koi)

Cá chép Nhật (Koi), giống cá này có màu sắc rất đẹp và đa dạng với những màu đen, đỏ, trắng … cũng được coi là biểu tượng của sự giàu có và thành công. Loại cá này không nuôi trong bể kính mà thường được nuôi trong những ao nhỏ kết hợp với tiểu cảnh để tạo ra khung cảnh sơn thuỷ hữu tình không những có tác dụng thư giãn cho gia chủ mà còn mang lại nhiều may mắn.

d. Cá La Hán

Cá La Hán

Một giống cá khác được người Trung Quốc ưa thích là cá La Hán, loại cá này mang trên mình rất nhiều màu sắc với màu hồng điểm xuyết các đốm màu xanh, đen tựa như các ký tự chữ Hán và điểm đặc biệt là nó có bướu lớn ở trên đầu tựa như các vị La Hán.

Các loài cá thường mang lại điềm tốt, và may mắn. Có một số loài cá thường đi thành đôi vậy nên nếu chúng hiện diện trong cuộc sống của bạn nó sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho hôn nhân của bạn.

Môi trường sống của cá với nước, cây thuỷ sinh, gỗ, đá … cũng sẽ mang đến hơi thở của tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia chủ.

11. Tranh con Hổ

Theo quan niệm Á Đông, hổ là biểu tượng của phẩm giá, vinh quang, sức mạnh, lòng nhiệt huyết và quả cảm. Tranh con hổ được coi là biểu tượng nhằm xua đuổi những điều bất hạnh trong gia đình như ma quỷ, lửa hoặc trộm cướp.

Đặc biệt đối với những chủ nhân thuộc tuổi Ngọ, tuổi Tuất treo tranh con hổ sẽ khiến âm khí bị tiêu tán, dương khí ngày càng hưng thịnh. Nếu người chủ cầm tinh hổ thì treo tranh này lại càng tốt.

Tranh hổ

Khi treo tranh hổ nên chọn treo những bức tranh hổ mà đầu của chúng phải hướng ra bên ngoài hoặc đầu của chúng hướng ra bên ngoài cửa chính. Nên đặt tranh gần những nơi có không gian mở.

12. Ý nghĩa các loài chim

Theo phong thủy, chim chóc thể hiện sức mạnh vô tận của trái đất và mỗi loài chim đều có những ý nghĩa phong thủy riêng cho ngôi nhà của bạn. Con người từ xa xưa đã chọn chim chóc để thể hiện cảm hứng, tự do, khao khát để được hợp nhất với thần thánh. Mỗi loài chim có ý nghĩa phong thủy riêng. Trong các quan niệm về phong thủy truyền thống, chim được coi là biểu tượng cho sức mạnh của những cơ hội mới, đặc biệt khi bạn đang gặp phải vận hạn. Chim cũng được coi là biểu tượng của tình duyên và sự giàu có.

a. Sếu Trường Thọ

Ngũ hành: Bức tranh này đại diện cho hành Thủy, rất phù hợp với những người mạng Mộc hoặc Thủy, đem lại sự may mắn trong sự nghiệp.

Ý nghĩa: hình ảnh con Sếu tượng trưng cho sự trường thọ, hạnh phúc và sức khỏe. Treo bức tranh vẽ Sếu trong nhà có thể giúp cho mọi thành viên luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, ông bà sống lâu trăm tuổi.

b. Tranh uyên ương

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều hình ảnh đôi uyên ương vì ai cũng muốn bài trí những vật dụng có đôi uyên ương, với mong muốn mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống hạnh phúc gia đình.

Treo bức tranh có đôi uyên ương ở góc Tây Nam của phòng ngủ sẽ tạo ra năng lượng tốt bồi dưỡng cho cuộc sống tình cảm của bạn. Nếu ai còn độc thân thì nên treo tranh uyên ương hoặc mua một đôi uyên ương bằng gỗ đặt trong phòng ngủ.

Lưu ý là chỉ sử dụng một đôi, không được dùng một hoặc ba con. Lý do là treo hoặc trưng chỉ một con trống hay mái chỉ hàm ý là người treo sẽ sống độc thân mãi mãi, còn ba con hàm chỉ trong cuộc hôn nhân sẽ có kẻ thứ ba chen vào. Muốn thu hút người khác phái, hãy để một đôi uyên ương trong phòng ngủ của mình.

c. Chim phượng hoàng

Chim phượng hoàng thường được mô tả có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá với năm màu và cao sáu thước. Nó tượng trưng cho sáu vật chất mà ngày nay có thể hiểu nôm na như sau: đầu là bầu trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng).

Hình ảnh về phượng hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên bảy nghìn năm, thông thường trong các miếng ngọc và trên các tôtem (vật tổ) may mắn. Nó là tôtem của các bộ lạc miền Đông thời cổ đại ở Trung Quốc. Trong thời kỳ nhà Hán, phượng hoàng được sử dụng như là biểu tượng của hướng Nam, được thể hiện dưới dạng con trống và con mái quay mặt vào nhau. Nó cũng được sử dụng để biểu thị cho hoàng hậu (hay các phi tần) ở trong cặp đôi với rồng là biểu thị của vua hay hoàng đế, đại diện cho quyền lực mà Thượng đế ban cho hoàng hậu. Nếu hình ảnh phượng hoàng được sử dụng để trang trí nhà cửa thì nó biểu tượng cho lòng trung thành và sự trung thực của những người sống trong ngôi nhà đó.

Phượng hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng. Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với con rồng. Điều này là do người Trung Quốc coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.

Là một trong bốn tứ linh (long, lân, quy, phụng) và là vua của các loài chim, phượng hoàng còn biểu hiện cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại, đổ nát lại vươn lên từ đống tro tàn. Trong Phong Thủy, thân hình của phượng hoàng gợi lên năm đức tính của con người: đầu tượng trưng cho đức hạnh, đôi cánh tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, chiếc lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo, bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn và phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy. Phượng hoàng chiếm giữ cả cung hướng Nam của bầu trời, và phù hợp với ánh lửa của phương Nam, có liên hệ với Mặt trời, với hơi ấm của mùa hè và niềm vui có được một vụ mùa bội thu.

Nếu muốn đặt hình ảnh của một con phượng hoàng trong nhà, hãy đặt chúng ở một chỗ cao, trên một chiếc kệ hoặc trên tủ đựng tách để nó tỏa sáng. Cũng có thể đặt hình phượng hoàng dọc theo bức tường phía Nam ngôi nhà hoặc treo trong góc phòng sinh hoạt gia đình. Nếu không tìm được tranh vẽ phượng hoàng, có thể treo một bức tranh của một con công hoặc một con gà trống để thay thế.

d. Vịt Mandarin

Vịt Mandarin là loại chim "tình yêu" trong phong thủy, là cách cổ truyền nổi tiếng nhất về các phương pháp phong thuỷ cho tình yêu và sự lãng mạn.
Vịt Mandarin tượng trưng cho sự tận tâm, trung thực và tình yêu suốt đời. Chúng luôn được sử dụng theo cặp và thuộc cung Tình Duyên. Biểu tượng về vịt mandarin nên đặt trong phòng ngủ.

e. Công

Là loài chim có bộ lông tuyệt đẹp, Công được coi là biểu hiện của Phượng hoàng hiện diện trên trái đất. Màu sắc của bộ lông cùng "nghìn con mắt" ở đuôi được coi là yếu tố may mắn, thúc đẩy danh tiếng cũng như tăng cường bảo vệ người thân. Tất nhiên, với bộ lông tuyệt đẹp như vậy, Công còn biểu tượng cho vẻ đẹp và sức hấp dẫn trong tình yêu, giúp những người cô đơn sớm tìm ra bạn đời của mình.

f. Gà trống

Biểu tượng gà trống trong phong thủy thường được dùng để thúc đẩy sự thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu bạn chịu khó quan sát một chút, khi những chú gà trống cất tiếng gáy, hẳn bạn phải thấy chúng ... rất có dáng ông chủ, đúng không?
Gà trống thức dậy rất sớm, thông báo một ngày mới, xua tan đi bóng đêm và mây mù. Bởi vậy, gà trống cũng biểu tượng cho khả năng tránh tà ma.

g. Chim ác là

Trong phong thủy, hình ảnh chim ác là gắn liền với niềm vui, những buổi lễ kỉ niệm và niềm hạnh phúc. Cách mà chim ác là làm tổ cho thấy chúng rất quan tâm tới gia đình. Có lẽ bởi vậy mà chim ác là còn được liên tưởng tới các đám cưới, những đứa trẻ ...

h. Chim bồ câu

Hoà bình cho hành tinh chính là ý nghĩa lớn nhất cho biểu tượng về chim bồ câu, không phân biệt bạn đến từ bất kể một khu vực nào. Một trong những thuyết của Trung quốc cho rằng: "Hãy sử dụng những biểu tượng phong thủy qua các bức tranh nghệ thuật, tranh vẽ...trong phòng khách. Năng lượng của chim chóc sẽ giúp anh lấy được sự trong sáng, niềm cảm hứng và chúc may mắn cho chính bản thân mình".

13. Tranh cây tre

Cây tre là biểu tượng của sự trường thọ, mạnh mẽ, tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió cuộc đời bởi luôn xanh tươi quanh năm trong bất cứ thời tiết nào và vẫn có thể phát triển trong những điều kiện rất khó khăn.

Đối với công việc kinh doanh buôn bán, khi có sự hiện hữu của tranh vẽ cây Tre trong cửa hàng, sẽ tạo ra năng lượng rất tốt chủ về sự bảo vệ và may mắn, giúp việc làm ăn vượt qua những giai đoạn khó khăn và ngày càng phát đạt.

Treo một bức tranh vẽ theo lối truyền thống hình dáng cây tre sum suê, rậm lá trong phòng học, phòng khách hay văn phòng có thể gặp may mắn về việc học hành và trên đường sự nghiệp. Nên chọn bức tranh có vẽ nhiều lá tre đang đung đưa theo những con số tốt.

14. Treo tranh theo phong thủy

Phong thủy học truyền thống cho rằng, khi ánh sáng tự nhiên trong phòng không đủ có thể bổ sung bằng cách treo thêm tranh, thư pháp, câu đối, tranh thiên nhiên, phong cảnh … Sở dĩ như vậy vì màu sắc, nội dung của các bức tranh mang đến cho gia chủ nhiều niềm vui và may mắn.

Sau đây là ý nghĩa của một số bức tranh mang lại may mắn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho ngôi nhà của mình.
- Thư pháp, câu đối, hoành phi mang ý nghĩa chúc phúc, cầu may cho gia đình.
- Tranh tường lớn vẽ hoa mẫu đơn tượng trưng cho vinh hoa phú quý.
- Tranh vẽ hoa hướng dương làm căn phòng tăng thêm dương khí, bù đắp lượng ánh sáng thiếu hụt, tạo sinh khí cho ngôi nhà.
- Tranh vẽ hoa sen, cá chép tượng trưng cho sự no đủ, tiền tài viên mãn.
- Tranh tùng bách xanh 4 mùa tượng trưng cho sự trường thọ.

Khi treo tranh cần chú ý:

- Nội dung và kích cỡ tranh, chữ của các bức thư pháp, câu đối, hoành phi phải tương xứng, cân đối với căn phòng; phù hợp với thân phận, địa vị của gia chủ.
- Khi treo tranh vẽ các loài mãnh thú như hổ, báo, sư tử hay chim ưng nên chọn các tranh mà đầu của chúng ở tư thế hướng lên trên, sẵn sàng tự vệ. Không nên chọn hình ảnh chúng đang nhìn bạn như thể chuẩn bị tấn công.
- Treo tranh sơn thủy cần chú ý đến thế nước chảy phải hướng vào nhà chứ không được hướng ra.
- Những bức tranh màu nặng nề, u tối không nên treo. Vì nó dễ làm nảy sinh tâm lý chán nản, bi quan, thiếu động lực làm việc.
- Không nên treo tranh trừu tượng vì loại tranh này thường khiến người xem hoảng loạn tinh thần.
- Không nên treo tranh, ảnh chân dung của người thân đã quá cố tùy tiện. Vì nó tạo cảm giác nặng nề cho gia đình.

ST

Các bài viết khác